Sau khi trẻ rời bụng mẹ đến thế giới bên ngoài đầy ồn ào vào náo nhiệt sẽ phải tập thích nghi với môi trường xung quanh. Lúc này, sức đề kháng của trẻ rất thấp. Do đó, phụ huynh cần nhanh chóng xây dựng một môi trường thích hợp cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành mạnh. Quan trọng nhất là đảm vào tinh thần của trẻ lôn thoải mái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc trẻ mới sinh. Có không ít điều người ta tưởng chừng sẽ tốt cho trẻ, nhưng thực chất lại không. Dưới đây là 10 điều "cấm kỵ" khi chăm sóc bé mà nhiều người dễ dàng mắc phải.
1. Cho trẻ mặc luôn quần áo mới mua
Sau khi mua quần áo mới cho bé, không nên trực tiếp sử dụng ngay mà phải giặt bằng bột giặt trung tính và phơi khô. Nếu chọn mua quần áo bông, nên mua kích cỡ rộng hơn cơ thể bé để dù có bị co lại sau khi giặt trẻ vẫn mặc vừa.
Chú ý, khi mua quần áo cho bé phải xem nhãn mác. Thường quần áo cho trẻ dưới 3 tuổi phải là hàng đạt chuẩn loại A. Sau 3 tuổi có thể chọn loại B.
![]() |
2. Dùng bột giặt thường giặt quần áo cho bé
C18H29NaO3S là thành phần chủ yếu trong bột giặt thông thường và rất độc nếu không giặt sạch sẽ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cho nên, khi giặt quần áo cho bé, nên chọn loại bột giặt phù hợp.
![]() |
3. Cho trẻ ngủ giữa bố mẹ
Nếu đặt trẻ nằm ngủ giữa bố mẹ, sẽ khiến trẻ thiếu Oxy và thừa CO2, ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng và quấy giữa đêm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, từng có trường hợp, bố mẹ ngủ say, kẹp con ở giữa khiến bé chết ngạt. Do đó, phụ huynh cần chú ý, tốt nhất nên kê một chiếc giường nhỏ và cho trẻ ngủ bên ngoài.
![]() |
4. Véo má, nhéo mặt trẻ
Trẻ nhỏ sở hữu da mặt mịn màng cùng đôi má phúng phính khiến ai cũng muốn véo. Tuy nhiên, tuyến nước bọt cũng như cơ quan tiết nước bọt của trẻ mới sinh chưa được tách rời, nên nếu nhéo má sẽ khiến trẻ chảy nước miếng, và gây ra bệnh viêm khoang miệng. Bên cạnh đó, véo má sẽ khiến phần thịt trên mặt trẻ dễ dàng chảy xệ.
Ngoài ra, nếu trẻ chảy nước miếng dù không ai véo má, thì nguyên nhân nhân có thể do trẻ chưa học được cách nuốt nước bọt hoặc sắp mọc răng, phụ huynh không cần quá lo lắng.
![]() |
5. Đánh mạnh vào phần sau não, sau lưng trẻ
Phần sau não và xương sống của trẻ có chứa trung khu thần kinh và dây thần kinh tủy sống. nếu dùng lực đánh vào sau não và sau lưng trẻ sẽ gây ra các chấn động mạnh, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Do đó, dù muốn vuốt lưng cho con khi uống sữa, mẹ cũng cần nhẹ nhàng.
![]() |
6. Dùng polyme, nilon mỏng làm bỉm cho trẻ
Nilon không thông khí, nếu dùng nó đóng bỉm cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của da, các chất thải, mồ hôi không thoát ra ngoài được, ngăn chặn sự tuần hoàn oxy.
Bên cạnh đó, nếu dùng lâu, nilon dễ gây ra kích ứng trên da trẻ, sản sinh vi khuẩn, khiến trẻ mắc các bệnh về da, ung thư máu, thậm chí là mất mạng.
![]() |
7. Cắt lông mi cho bé
Nhiều mẹ cho rằng, cắt lông mi thường xuyên sẽ làm lông mi của trẻ mọc dài và nhanh hơn, giúp trẻ có một đôi mắt đẹp nên không ngần ngại cắt ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Tuy nhiên, việc cắt lông mi không giúp bé có đôi mắt đẹp với hàng lông mi mọc nhanh và dài hơn.
Lông mi có tác dụng bảo vệ mắt cho bé, ngăn chặn bụi bẩn và các dị vào rơi vào trong mắt. Một khi lông mi của bé không còn nữa, đôi mắt sẽ không được bảo vệ và dễ ràng sưng đỏ cũng như mắc các bệnh về mắt.
![]() |
8. Để lại phần vảy bẩn trên đầu trẻ
Những phần vảy bẩn màu đen trên đầu trẻ tạo thành từ những dị vật da đầu tiết ra, trộn lẫn với bụi, cát bên ngoài. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, giữ lại những vảy bẩn này sẽ giúp bảo vệ phần thóp trên đỉnh đầu của trẻ. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, nó không những không có tác dụng bảo vệ, mà còn ảnh hưởng tới da dầu.
Do đó, khi trên đầu trẻ mọc vảy bẩn, tốt nhất nên gội đầu thật sạch và không giữ lại bất cứ dị vật nào.
9. Tắm cho trẻ quá nhiều
Lớp biểu bì trên da trẻ mới sinh vừa mềm vừa mỏng, chứa nhiều mạch máu và có khả năng hấp thu mạnh. nếu tắm cho trẻ quá nhiều, hoặc sử dụng xà phòng thuốc, xà phòng có tính mặt trong lúc tắm cho trẻ, sẽ khiến lớp dầu bên ngoài da trôi hết và giảm sức để kháng của da.
Tuy nhiên, cũng không thể để trẻ ở bẩn, không tắm. Nhiều mẹ sinh con vào mùa đông, "do trời lạnh nên từ lúc sinh ra đến tháng thứ 6, bé vẫn chưa tắm lần nào", điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ không thích tắm và lưu lại lớp da chết, lớp dầu mỗi khi trao đổi chất cũng như các vi khuẩn sinh ra hàng ngày, dẫn tới các bệnh về da.
Do đó, tuy không nên tắm cho trẻ quá nhiều, nhưng mùa đông phải đảm bảo 1 tuần tắm 1 lần; mùa hạ mỗi ngày tắm 1 lần. Thời gian tắm không được quá 5 phút để tránh cảm mạo.
![]() |
10. Đặt hoa, chậu hoa trong phòng trẻ
Ngoài phấn hoa khiến trẻ dễ nổi mẩn, dị ứng thì một số loài hoa còn có độc như xương rồng, trúc đào, đinh hương, nhài... ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, không nên đặt hoa trong phòng trẻ.
![]() |
Tuy nhiên, nếu trong phòng trẻ đặt một cậu cây trầu bà sẽ giúp điều hòa không khí, đặt chỗ nắng còn giúp tuần hoàn oxy và co2.
(Theo Em đẹp)
" alt=""/>Các điều nên tránh khi chăm sóc bé sơ sinhChia sẻ với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh chuyển đổi số là vấn đề toàn cầu do vậy cần cách tiếp cận toàn cầu. Cách tiếp cận của Việt Nam là cách tiếp cận toàn diện và toàn dân, mọi chính sách đều phục vụ người dân, và người dân là chủ thể tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Việt Nam có cách tiếp cận riêng, nhưng không tách rời với xu thế và cách tiệp cận của thế giới. Chuyển đổi số thì quan trọng nhất là thể chế, quá trình chuyển đổi nào thì đi theo nó cũng phải là hoàn thiện thể chế và phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Việt Nam đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, trong đó hợp tác công – tư có ý nghĩa then chốt đối với chuyển đổi số. Chính phủ sẵn sàng đóng vai trò định hướng, kiến tạo môi trường thuận lợi chuyển đổi số hiệu quả. Các doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp tham gia, thúc đẩy và hưởng lợi từ kết quả của chuyển đổi số.
Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ về các mục tiêu, cách tiếp cận và giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao điều phối về chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu của Việt Nam sẽ nằm trong top 50 quốc gia đứng đầu về Chính phủ số và kinh tế số đạt tỷ trọng 30% GDP vào năm 2030. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Việt Nam lại đi tìm cơ hội từ chính những khó khăn, thách thức. Vì thế, một tháng Covid có thể bằng cả chục năm.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Việt Nam mất 10 năm để đạt 12% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến, thì chỉ sau một tháng Covid, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi lên 24%. Năm 2020, thương mại điện tử của Việt Nam tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. 80% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng nhấn mạnh một đặc điểm của tài nguyên dữ liệu là càng nhiều người dùng càng sinh ra dữ liệu và càng dùng thì càng nhiều dữ liệu. Chính phủ đã đặt ra nhiều sáng kiến như phát triển cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn) để cung cấp dữ liệu mở; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước. Mục tiêu tới 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở. Một vấn đề nữa, đó là đảm bảo nguồn lực. Hiện nay, ngành ICT Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành ICT hằng năm khoảng trên 70.000 sinh viên. Tuy nhiên, ước tính đến năm 2025 và 2030 VN cần từ 2-2,5 triệu lao động. Một trong những giải pháp mà Việt Nam đang nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm là triển khai Đại học số, thi tuyển online cùng sự trợ giúp của các công nghệ số như AI, Blockchain và Big data.
Đánh giá cao mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu, tham vấn và đưa ra các khuyến nghị về thể chế, chính sách, đồng thời đẩy mạnh hoạt động đầu tư - thương mại, tham gia vào các dự án hợp tác công – tư để thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, với mục tiêu cuối cùng là phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
VietNamNet
Người đứng đầu Chính phủ nói với các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản: “Vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, nếu không giải quyết được thì các ngài trực tiếp gửi thư đích danh cho Thủ tướng”.
" alt=""/>Nhật Bản muốn tham gia sâu vào quá trình chuyển đổi số của Việt NamTrao đổi với truyền thông, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đi sau nên phải dựa trên công nghệ mở để làm chủ nền tảng điện toán đám mây, tạo niềm tin số. Năm doanh nghiệp sở hữu các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” được Bộ TT&TT công nhận đáp ứng tiêu chuẩn đều đã phát triển nền tảng dựa trên mã nguồn mở. Đây cũng là định hướng lớn của Bộ TT&TT. Chúng ta phải dùng mã nguồn mở, nền tảng mở và cả tư tưởng công nghệ mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường thuận lợi. Công cuộc chuyển đổi số đang được các bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT thúc đẩy mạnh. Trong thời gian tới, thị trường điện toán đám mây Việt Nam còn phát triển hơn nữa, không dừng lại ở tốc độ tăng trưởng 40% như dự báo.
Đông Phong
Nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của năm 2020.
" alt=""/>Dùng mã nguồn mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam